Triệu chứng viêm dạ dày tá tràng thường gặp và nguyên nhân gây ra

Triệu chứng viêm dạ dày tá tràng thường gặp và nguyên nhân gây ra

Đau dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến ở nước ta. Nếu chủ quan, để lâu không chữa sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nắm vững triệu chứng đau dạ dày tá tràng giúp bạn có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả. Hãy cùng Nextbion tìm hiểu những điều cần biết qua bài viết Triệu chứng viêm dạ dày tá tràng thường gặp và nguyên nhân gây ra này nhé. 

Mục Lục

Viêm dạ dày tá tràng là gì?

Viêm dạ dày tá tràng là tình trạng viêm của niêm mạc dạ dày. Đặc trưng là sự thấm nhập của các tế bào viêm như bạch cầu đa nhân, bạch cầu lympho, tương bào,… Đây là tổn thường gặp ở mọi đối tượng thuộc mọi lứa tuổi.

Phần lớn bệnh nhân viêm dạ dày tá tràng không có triệu chứng mà chủ yếu có triệu chứng là do viêm cấp tính. Các triệu chứng có thể gặp: đau vùng thượng vị khi đói hoặc sau khi ăn, ăn nhanh no, ậm ạch khó chịu vùng thượng vị sau ăn.

Ngoài ra, viêm dạ dày tá tràng còn được nhận biết thông qua những triệu chứng khác như nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua và đầy bụng

Viêm dạ dày tá tràng là gì?
Viêm dạ dày tá tràng là gì?

Nguyên nhân gây loét dạ dày-tá tràng

Hai nguyên nhân chính gây loét dạ dày-tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) hay dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường dùng để trị đau khớp.

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)

Đây là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng. Tiết ra các độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại axit.

  • Thường xuyên sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm

Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm vi trùng Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi. Làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin. Là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày- tá tràng.

Nguyên nhân gây loét dạ dày-tá tràng
Nguyên nhân gây loét dạ dày-tá tràng

Các triệu chứng đau dạ dày tá tràng điển hình

Ở giai đoạn đầu thì bệnh không có nhiều biểu hiện rõ ràng. Do đó nhiều bệnh nhân lầm tưởng đó chỉ là những cơn đau bụng bình thường. Chính vì thế mỗi người cần đặc biệt lưu ý tới những thay đổi dù nhỏ nhất như sau của cơ thể:

  • Hay bị ợ chua, ợ hơi, ở nóng rát ở cổ;
  • Khó tiêu, đau bụng và buồn nôn;
  • Vùng thượng vị đau âm ỉ, đau tức có khi đau theo từng cơn;
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn kém, da dẻ xanh xao.

Các triệu chứng đau dạ dày tá tràng không phải lúc nào cũng xuất hiện cùng một thời điểm và nhiều người còn coi nhẹ căn bệnh này. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách. Thì bệnh rất dễ tiến triển thành thể mạn tính, nặng hơn là tổn thương dạ dày nghiêm trọng. Kéo theo biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, và có đến 5 – 10% trường hợp bị ung thư hóa. 

Các triệu chứng đau dạ dày tá tràng điển hình
Các triệu chứng đau dạ dày tá tràng điển hình

Đối tượng dễ bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ. Tập trung ở người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, bệnh này đang dần có xu hướng trẻ hóa, dễ mắc ở những đối tượng sau:

  • Thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu (hoặc các loại nước uống có cồn khác). Khói thuốc lá chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt là chất nicotine gây kích thích cơ chế. Để tiết ra nhiều cortisol – tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
  • Căng thẳng thần kinh: Tình trạng căng thẳng kéo dài. Gây ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày, tăng khả năng mắc bệnh.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ: Thức khuya, thường xuyên bỏ bữa sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn khuya, lười vận động… 
Đối tượng dễ bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Đối tượng dễ bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

  • Chúng ta nên có chế độ ăn uống nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
  • Ăn đúng giờ, điều độ, không để bụng đói thường xuyên. 
  • Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không để tinh thần căng thẳng thường xuyên. 
  • Không hút thuốc lá, rượu bia. 
  • Khi mắc các bệnh mà buộc phải dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm thường xuyên. Chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, hoặc nên uống thuốc dự phòng bệnh dạ dày tùy theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Khi trong gia đình có người thân được bác sĩ chẩn đoán là nhiễm HP. Nên tới bệnh viện để tầm soát HP để có hướng điều trị kịp thời. Bởi vì vi trùng này lây qua đường tiêu hóa là chính. 
Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Làm thế nào để chẩn đoán viêm loét dạ dày?

Chẩn đoán loét được thực hiện bằng X-quang barium đường tiêu hóa trên (loạt GI trên) hoặc nội soi đường tiêu hóa trên ( EGD hoặc nội soi thực quản ). X-quang barium đường tiêu hóa trên (GI) rất dễ thực hiện và không có rủi ro (trừ tiếp xúc với bức xạ ) hoặc khó chịu. Barium là một chất phấn được nuốt. Nó có thể nhìn thấy trên tia X và cho phép nhìn thấy đường viền của dạ dày trên tia X. Tuy nhiên, tia X bari kém chính xác hơn và có thể bỏ sót vết loét tới 20%.

Nội soi dạ dày ( nội soi đường tiêu hóa trên ) chính xác hơn so với tia X. Nhưng thường liên quan đến thuốc an thần cho bệnh nhân và đặt ống mềm qua miệng Để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi trên có thêm lợi thế là có khả năng loại bỏ các mẫu mô nhỏ (sinh thiết) Để kiểm tra nhiễm H. pylori. Sinh thiết cũng được kiểm tra dưới kính hiển vi để loại trừ loét ung thư. Trong khi hầu như tất cả các loét tá tràng là lành tính, loét dạ dày đôi khi có thể là ung thư. Do đó, sinh thiết thường được thực hiện trên loét dạ dày để loại trừ ung thư.

Làm thế nào để chẩn đoán viêm loét dạ dày?
Làm thế nào để chẩn đoán viêm loét dạ dày?

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, viêm loét dạ dày tá tràng rất dễ tiến triển thành mãn tính và khó có thể khỏi dứt điểm. Nếu không được điều trị đúng, các biến chứng có thể xảy ra như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị, loét, tỷ lệ ung thư hoá 5 – 10% và thời gian loét kéo dài trên 10 năm.

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

>> Xem thêm: 

Rate this post
logo-nexbion

SẢN PHẨM THẢO DƯỢC DẠ DÀY ANZA

Nguyên liệu chính của Nextbion chủ yếu các thành phần nấm dược liệu, đông trùng hạ thảo, linh chi, bào ngư,sâm, mật nhân, nghệ organic hữu cơ thiên nhiên. Phần lớn các nguyên vật liệu đều được cung ứng bởi các nhà cung cấp trong nước.

Sản phẩm trị các bệnh dạ dày hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *