Viêm dạ dày tá tràng là gì ? Có nguy hiểm đến tính mạng không?

Viêm dạ dày tá tràng là gì ? Có nguy hiểm đến tính mạng không?

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh khá phổ biến bắt gặp ở mọi lứa tuổi, giới  tính. Bệnh nếu phát hiện sớm sẽ được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Nextbion tìm hiểu những thông tin qua bài viết Viêm dạ dày tá tràng là gì ? Có nguy hiểm đến tính mạng không? này nhé. 

Mục Lục

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng thực chất chính là hiện tượng phần niêm mạc ở dạ dày đã bị tổn thương, làm cho chúng bị sưng, viêm và hình thành nên các vết loét tại đó. Còn viêm loét dạ dày theo mô học thì đây là hiện tượng niêm mạc bị hoại tử, độ tổn thương cùng kích thước của vết loét bằng hoặc lớn hơn 0.5cm. Hiện có 02 loại viêm dạ dày tá tràng chính đó là:

  • Viêm loét dạ dày cấp tính: Có dấu hiệu viêm, sưng đột ngột tại niêm mạc của dạ dày. Người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau theo đợt ngắn nhưng dữ dội.
  • Viêm loét dạ dày mãn tính: Đây là tình trạng axit dạ dày đã bị nhiễm trùng rồi tạo nên tổn thương lan tỏa hay chỉ khu trú trong một vùng ở trong niêm mạc. Điều này có thể làm cho niêm mạc bị teo hoặc dạ dày bị phá hủy rất nguy hiểm.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Triệu chứng thường gặp của VLDDTT là gì?

– Triệu chứng của bệnh không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn các bệnh lý khác:
+ Đau bụng: Đau thượng vị ở trẻ lớn hay đau quanh rốn ở trẻ nhỏ, đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ngay sau ăn, kèm theo cảm giác: nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát ngay sau xương ức, đau gây thức giấc về đêm.
+ Triệu chứng khác: Ói ra máu, tiêu phân đen, thiếu máu, khó tiêu, đầy hơi, chán ăn, sụt cân.

Triệu chứng thường gặp của VLDDTT là gì?
Triệu chứng thường gặp của VLDDTT là gì?

Đối tượng dễ bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ. Tập trung ở người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, bệnh này đang dần có xu hướng trẻ hóa, dễ mắc ở những đối tượng sau:

  • Thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu (hoặc các loại nước uống có cồn khác). Khói thuốc lá chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt là chất nicotine gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol – tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
  • Căng thẳng thần kinh: Tình trạng căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày, tăng khả năng mắc bệnh.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ: Thức khuya, thường xuyên bỏ bữa sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn khuya, lười vận động… 

Hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng nếu không được điều trị ngay sẽ trở thành mãn tính và khó có thể khỏi dứt điểm. Căn bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng có ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Chảy máu ở vết viêm loét có thể dẫn đến tình trạng mất máu nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng. Dấu hiệu của một vết loét chảy máu bao gồm các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, nôn ra máu đỏ hay phân có màu đen.
  • Hẹp môn vị: đây là dạng mô viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị-tá tràng, gây hẹp lòng ruột ngay dưới dạ dày, làm cho thức ăn khó có thể đi qua đường tiêu hóa. Các dấu hiệu của hẹp môn vị như là nôn mửa, bụng óc ách thức ăn cũ và sút cân nhanh.

Các biến chứng kể trên đều rất nghiêm trọng và có thể cần phẫu thuật. Bạn nên đến bệnh viện gần nhất để khám và điều trị khẩn.

Hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng
Hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng

Mức độ nguy hiểm của đau tá tràng

Đau dạ dày tá tràng thường được chia thành 2 giai đoạn là: Cấp tính và mãn tính. Giai đoạn cấp tính người bệnh sẽ gặp các cơn đau đột ngột tuy nhiên việc điều trị ở thời điểm này khá dễ dàng. Giai đoạn mãn tính sẽ gây ra các cơn đau lặp đi lặp lại hàng ngày, nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Chảy máu tá tràng

Vết loét ăn sâu vào niêm mạc tá tràng làm thủng các mạch máu. Người bệnh sẽ bị nôn và đi ngoài có lẫn máu. Nếu để tình trạng xuất huyết kéo dài sẽ gây mất máu nhiều dẫn tới choáng, thiếu máu rất nguy hiểm.

  • Thủng tá tràng

Ổ loét bào mòn gây ra lỗ thủng trên thành tá tràng. Chúng sẽ làm chảy dịch tiêu hóa vào ổ bụng gây viêm phúc mạc. Người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật cấp cứu ngay. Nếu xử lý chậm trễ bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm trùng nặng. Khi xảy ra biến chứng này bạn sẽ thấy đau dữ dội như bị dao đâm, bụng căng cứng.

  • Ung thư tá tràng

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất và cơ hội chữa khỏi bệnh hầu như không có.

Mức độ nguy hiểm của đau tá tràng
Mức độ nguy hiểm của đau tá tràng

Cách điều trị loét dạ dày

Loét dạ dày cần được phát hiện và điều trị sớm. Phần lớn vết loét có thể điều trị bằng thuốc, số ít còn lại cần phải phẫu thuật.

Điều trị phi phẫu thuật

Hiện nay, trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc chẹn thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) thường được sử dụng để kháng tiết axit dạ dày.
Ngoài ra, cần dùng các loại kháng sinh như Metronidazol, Tinidazol, Amoxicillin hoặc Clarithromycin để tiêu diệt vi khuẩn H.pylori. Thông thường phải kết hợp hai loại kháng sinh trở lên để tăng hiệu quả điều trị.

Một số tác dụng phụ của thuốc điều trị loét dạ dày là: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, đau bụng. Những tác dụng phụ này thường là tạm thời. Nếu chúng kéo dài và gây khó chịu, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn và thay đổi loại thuốc khác nếu cần.

Các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng có thể thuyên giảm nhanh chóng khi điều trị. Nhưng vẫn phải theo sát hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Cần nội soi kiểm tra để chắc chắn vết loét đã khỏi và nhất là kiểm tra xem vi khuẩn HP đã bị tiêu diệt hết chưa.

Cách điều trị loét dạ dày
Cách điều trị loét dạ dày

Điều trị phẫu thuật

Trong một số trường hợp, loét dạ dày tá tràng cần phải phẫu thuật như: vết loét tái phát, chảy máu, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị.
Phẫu thuật có thể bao gồm:

– Cắt đoạn dạ dày có vết loét và khâu nối vị tràng;

– Cắt phần môn vị bị hẹp và một phần dạ dày trong trường hợp loét hành tá tràng;

– Khâu lỗ thủng dạ dày và làm sạch khoang bụng;

– Phẫu thuật thắt động mạch chảy máu;

– Cắt dây thần kinh số 10 (X) để giảm tiết axit dạ dày.

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Trước đây, người ta cho rằng chế độ ăn uống có thể gây ra loét dạ dày. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thực phẩm sẽ không gây ra hoặc chữa khỏi bệnh loét dạ dày. Nhưng chế độ ăn có thể khiến vết loét nghiêm trọng hơn. Vì vậy một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Đó là chế độ ăn uống có nhiều trái cây, rau xanh và chất xơ.

Một số thực phẩm giúp tăng cường vi khuẩn lành mạnh cho đường ruột bao gồm:

– Bông cải xanh, súp lơ trắng, ớt chuông, bắp cải và củ cải;

– Rau xanh, chẳng hạn như cải bó xôi và cải xoăn;

– Thực phẩm giàu probiotic, chẳng hạn như dưa cải bắp, miso, sữa chua;

– Quả mọng như việt quất, mâm xôi và dâu tây;

– Dầu ô liu.

Ngoài ra, những người bị loét dạ dày tá tràng có thể kèm theo bệnh trào ngược axit, vì vậy cần tránh xa thực phẩm chua và cay trong khi vết loét đang lành. 

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh loét dạ dày

Không có bằng chứng nào kết luận rằng chế độ ăn kiêng và chế độ ăn hàng ngày đóng một vai trò trong việc chữa lành vết loét. Tuy nhiên, vì cà phê kích thích tiết axit dạ dày và rượu có thể gây viêm dạ dày. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Hạn chế tối đa việc uống rượu bia hàng ngày
  • Trước khi ăn uống cần rửa tay thật kỹ bằng xà bông
  • Hạn chế các thức ăn thực phẩm như rau sống, ăn gỏi, ăn tái. Nên ăn chín uống sôi.
  • Cần thực hiện lối sống lành mạnh như: bỏ thuốc lá, không rượu bia, ăn uống nhiều loại trái cây, ăn nhiều rau xanh hàng ngày….

Nếu bạn thực hiện đầy đủ những điều trên đây thì một phần giảm thiểu tuyệt đối nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày thêm vào đó sức khỏe của bạn cũng sẽ cải thiện rõ rệt.

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh loét dạ dày
Chế độ ăn uống cho người bị bệnh loét dạ dày

Những lưu ý để tránh viêm loét dạ dày tá tràng

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tránh hút thuốc, kể cả hút thuốc thụ động
  • Không uống quá nhiều rượu
  • Tráng thức ăn cay, đồ uống có tính axit (như nước cam hoặc nước ép dứa) và các loại thuốc (như aspirin).
  • Để pin, hóa chất nguy hại… xa tầm tay trẻ em: Nguyên do là bởi trẻ thường cho các món đồ vào miệng để khám phá chúng. Pin cúc áo rất dễ nuốt và có thể gây tổn thương đường tiêu hóa nghiêm trọng. Do đó, bạn cần đảm bảo nắp pin của các thiết bị điện tử như điều khiển từ xa được dán băng keo. Cất tất cả pin và các vật liệu độc hại ở những nơi trẻ em không thể lấy được. Sử dụng khóa chống trẻ em để giữ trẻ em tránh xa các vật liệu nguy hiểm.
Những lưu ý để tránh viêm loét dạ dày tá tràng
Những lưu ý để tránh viêm loét dạ dày tá tràng

>> Xem thêm: 

Rate this post
logo-nexbion

SẢN PHẨM THẢO DƯỢC DẠ DÀY ANZA

Nguyên liệu chính của Nextbion chủ yếu các thành phần nấm dược liệu, đông trùng hạ thảo, linh chi, bào ngư,sâm, mật nhân, nghệ organic hữu cơ thiên nhiên. Phần lớn các nguyên vật liệu đều được cung ứng bởi các nhà cung cấp trong nước.

Sản phẩm trị các bệnh dạ dày hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *