Bệnh dạ dày có nên ăn chuối không ? Ăn chuối có tốt cho dạ dày không ?

Bệnh dạ dày có nên ăn chuối không ? Ăn chuối có tốt cho dạ dày không ?

Nhiều người vẫn cho rằng, người đau dạ dày ăn chuối, đu đủ, sữa chua sẽ không tốt nhưng điều quan trọng là bạn ăn các thực phẩm trên vào lúc nào. Hãy cùng Nextbion tham khảo bài viết Bệnh dạ dày có nên ăn chuối không ? Ăn chuối có tốt cho dạ dày không ? để biết được thông tin chính xác nhé. 

Mục Lục

Nguyên nhân gây đau dạ dày

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra. Xuất phát điểm của nguyên nhân này có thể do di truyền, dạ dày dễ bị tổn thương đối với vi khuẩn hơn người khác.
  • Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng thói quen ăn uống thất thường, căng thẳng kéo dài hoặc hút thuốc cũng gia tăng nguy cơ bị viêm dạ dày.
  • Sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin, naproxen sodium cũng là nguyên nhân gây viêm vì những loại này có thể bào mòn dần lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Người lớn tuổi có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn vì niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng dần theo tuổi tác và do người lớn tuổi có nhiều nguy cơ bị nhiễm H. pylori hoặc rối loạn tự miễn dịch hơn người trẻ tuổi.
  • Thức uống có cồn (rượu, bia) có thể gây kích ứng, ăn mòn niêm mạc dạ dày và khiến dạ dày dễ bị ảnh hưởng bởi dịch tiêu hóa. Do đó, thói quen sử dụng rượu bia quá mức sẽ gia tăng nguy cơ bị viêm dạ dày cấp tính.
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Nguyên nhân gây đau dạ dày

Lợi ích của chuối đối với sức khỏe

Chuối là trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất, chất xơ, đặc biệt là kali tốt cho sức khỏe.

Trong một quả chuối trung bình cung cấp đến 450mg kali, đáp ứng 13% nhu cầu kali mỗi ngày. Kali đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch, kiểm soát huyết áp, làm giãn thành mạch máu và hạ huyết áp.

Một quả chuối chín cũng cung cấp cho chúng ta khoảng 3g chất xơ. Hầu hết chất xơ trong chuối là chất xơ hòa tan. Nó có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol, huyết áp và giúp giảm viêm.

Chuối xanh có chứa nhiều tinh bột kháng, là chất có cấu trúc giống tinh bột. Nhưng không thể tiêu hóa ở ruột non bởi men tuỵ. Nó sẽ đi xuống và được tiêu hóa ở ruột già nhờ hệ vi khuẩn ở đây. Hoạt động giống như chất xơ không hòa tan, tốt cho sức khỏe đường ruột. Tinh bột kháng cũng giúp giảm lượng đường trong máu.

Chuối cũng chứa một số vitamin quan trọng như: vitamin C, A, B6 giúp hỗ trợ trao đổi chất, cải thiện thị lực và tăng cường miễn dịch.

Lợi ích của chuối đối với sức khỏe
Lợi ích của chuối đối với sức khỏe

Đau dạ dày có nên ăn chuối không?

Chuối là một loại quả có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong chuối có chứa một lượng lớn protein, chất béo, tinh bột, các loại vitamin khác nhau. Các chuyên gia khuyến cáo người bị bệnh nên bổ sung chuối trong chế độ ăn hàng ngày với những lý do sau:

  • Hàm lượng vitamin K có trong chuối đem đến công dụng tăng cường và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra còn kích thích sự sản sinh dịch nhầy để bảo vệ thành niêm mạc của dạ dày.
  • Đau dạ dày nên ăn chuối vì chất pectic ở chuối giúp làm giảm những kích ứng. Từ đó hạn chế đáng kể tình trạng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu.
  • Nhờ hoạt chất chống oxy hóa Delphinidin có ở chuối, các gốc tự do sẽ không có cơ hội hình thành và phát triển nặng hơn. Không chỉ vậy, việc duy trì thói quen ăn chuối hàng ngày sẽ làm chậm sự lây lan của các khối u.
  • Ngoài ra, các thành phần có ở chuối còn giúp bảo vệ dạ dày tránh khỏi sự lây lan của vi khuẩn HP. Từ đó hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày vô cùng tốt.
Đau dạ dày có nên ăn chuối không?
Đau dạ dày có nên ăn chuối không?

Bị viêm loét dạ dày nên ăn loại chuối nào?

Có rất nhiều loại chuối, tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng. Người bệnh viêm loét dạ dày chỉ nên sử dụng các loại chuối như: Chuối ngự, chuối lá và chuối tây. Bởi những loại chuối này cung cấp hàm lượng khoáng chất thiết yếu và lượng pectin vừa đủ giúp hệ thống tiêu hóa và hoạt động dạ dày được cải thiện tốt.

Ngoài ra người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng chuối tiêu bởi các chuyên gia y tế nhận định: Chuối tiêu chứa hàm lượng pectin rất cao, lượng pectin này đi vào cơ thể. Khiến cho acid dạ dày tăng cao và làm tăng triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày: Chướng bụng, đầy hơi, đau xót, cồn cào, khó tiêu.

Bị viêm loét dạ dày nên ăn loại chuối nào?
Bị viêm loét dạ dày nên ăn loại chuối nào?

Người bị viêm loét dạ dày có nên ăn chuối không?

Có nhiều ý kiến trái chiều về việc bệnh viêm loét dạ dày nên ăn chuối hay không? Bởi việc dung nạp thực phẩm không hợp có thể khiến chức năng của dạ dày đang viêm. Sẽ trở lên yếu hơn và hệ thống tiêu hóa càng bị tổn thương.

Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ rằng: Trong chuối có đến 27,7g chất đường bột, 1,1g chất đạm và 75g nước cần thiết cho cơ thể. Khi chúng ta dung nạp chuối vào trong cơ thể. Đồng nghĩa với việc bổ sung thêm hàm lượng vitamin B, C, kali, mangan, sắt, nhất là pectin.

Ngoài ra như đã phân tích ở trên, chuối rất tốt cho tiêu hóa thức ăn. Chúng còn giúp giảm tình trạng nhiễm trùng đường ruột, cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu. Giúp kích thích sản xuất thêm chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, chuối giúp cho cơ thể cải thiện vết viêm loét dạ dày, chữa lành những vết thương ở niêm mạc.

Người bị viêm loét dạ dày có nên ăn chuối không?
Người bị viêm loét dạ dày có nên ăn chuối không?

Tác hại khi ăn chuối không đúng cách

Ăn chuối tiêu – Bệnh dạ dày có nên ăn chuối

Chuối tiêu chứa hàm lượng pectin rất cao. Vì thế nếu người đau dạ dày hấp thụ quá nhiều pectin sẽ làm tăng nồng độ acid trong niêm mạc dạ dày. Từ đó gây ra ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, nóng rát dạ dày và trào ngược dạ dày.

Ăn chuối xanh, chuối chưa chín hẳn

Khi bị đau dạ dày, người bệnh không nên ăn chuối xanh, chuối ương hoặc chưa chín hẳn. Bởi khi này chuối chứa chất nhựa gây cồn cào dạ dày. Kích thích các ổ viêm loét nhiều hơn và gây đau dạ dày nặng hơn. Chưa kể, chuối xanh còn khiến người bệnh đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

Ăn chuối khi đói bụng

Như đã giải thích ở trên, hàm lượng magie và vitamin C trong chuối khá cao. Vì thế nếu ăn chuối khi đói khiến magie, vitamin C tăng đột ngột gây hại cho dạ dày. Ngoài ra chuối có tính axit, do đó khi dạ dày đang rỗng mà ăn chuối thì các vết loét dạ dày càng nặng hơn.

Ăn nhiều hơn 3 quả/ngày

Chuối có tính hàn nên nếu tiêu thụ nhiều hơn 3 quả/ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa, tăng kali máu, tăng axit tannic gây táo bón. Trong chuối cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan. Nếu ăn nhiều sẽ dẫn tới đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Tác hại khi ăn chuối không đúng cách
Tác hại khi ăn chuối không đúng cách

Nên ăn thực phẩm gì khi bị bệnh đau dạ dày?

Thói quen ăn uống sao cho hợp lý và khoa học, chẳng hạn như:

  • Không nên bỏ bữa, phải ăn đúng giờ và nhai nuốt chậm rãi;
  • Không vừa hoạt động vừa ăn (xem tivi, điện thoại, đọc sách trong lúc ăn hoặc vừa đi vừa ăn);
  • Ăn xong nên ngồi nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng. Tránh nằm ườn hoặc đi ngủ ngay sau bữa ăn.

Sau đó là lên một thực đơn lành mạnh, tốt cho dạ dày và hệ tiêu hoá:

  • Hạn chế tiêu thụ các món nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn;
  • Bổ sung nhiều trái cây nhiều vitamin trong ngày: chuối, bơ, táo, quả mọng, nho, kiwi, đu đủ, dưa hấu,…
  • Các loại rau nên có trong bữa ăn: su hào, cải bắp, nấm, khoai tây, hành lá, củ cải, bí ngô, bí đao, bí ngòi,…
  • Tinh bột: bánh quy giòn, ngũ cốc, gạo, bánh mì, mì ống nguyên cám;
  • Protein: thịt, trứng gia cầm, đậu hũ, các loại đậu, đâu lăng, thịt nạc, cá, bơ đậu phồng, hạt mầm, thịt gia cầm,…
Nên ăn thực phẩm gì khi bị bệnh đau dạ dày?
Nên ăn thực phẩm gì khi bị bệnh đau dạ dày?

>> Xem thêm: 

Rate this post
logo-nexbion

SẢN PHẨM THẢO DƯỢC DẠ DÀY ANZA

Nguyên liệu chính của Nextbion chủ yếu các thành phần nấm dược liệu, đông trùng hạ thảo, linh chi, bào ngư,sâm, mật nhân, nghệ organic hữu cơ thiên nhiên. Phần lớn các nguyên vật liệu đều được cung ứng bởi các nhà cung cấp trong nước.

Sản phẩm trị các bệnh dạ dày hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *