Tiêu thụ các loại thức ăn tốt cho dạ dày là cách đơn giản và hữu hiệu nhất để chủ động phòng tránh các vấn đề đường tiêu hóa. Bài viết Chế độ ăn uống như thế nào tốt cho dạ dày là đảm bảo khoa học của Nextbion này sẽ cung cấp những thực phẩm tốt cho sức khỏe nhất.
Mục Lục
Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh lý đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân phổ biến là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Các nguyên nhân khác bao gồm sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), uống nhiều rượu và một số bệnh viêm nhiễm, chẳng hạn như bệnh Crohn.
Viêm loét dạ dày có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính), hoặc xuất hiện từ từ theo thời gian (viêm dạ dày mãn tính). Trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, triệu chứng của viêm dạ dày sẽ được cải thiện nhanh chóng khi điều trị.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày – đại tràng
- Đau bụng vùng thượng vị: Là dấu hiệu thường gặp nhất, điển hình nhất, do niêm mạc đã bị tổn thương lại chịu thêm tác động của acid dạ dày. Thời gian đầu đau tăng lên khi quá đói hoặc quá no, sau đó có thể xuất hiện rất bất thường với tần suất dày hơn và mức độ nặng hơn.
- Cảm giác chướng hơi hay đầy bụng khó tiêu: Thường xảy ra ở giai đoạn rất sớm nên thường bị bỏ qua.
- Ợ chua hay ợ hơi
- Buồn nôn, nôn
- Chán ăn, sụt cân
- Nôn ra máu đỏ tươi hoặc màu đen, đi ngoài phân đen, các dấu hiệu thiếu máu, chóng mặt, choáng váng: xảy ra khi đã có biến chứng xuất huyết tiêu hoá.
Các triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày bao gồm:
- Nhức nhối hoặc đau rát hoặc đau (khó tiêu) ở vùng thượng vị, có thể tăng lên khi đói hoặc sau khi ăn no.
- Ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và nôn nhiều lần thức ăn dịch dạ dày.
- Cảm giác đầy bụng, ập ạch bụng sau khi ăn
- Có khi viêm dạ dày không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng.
Top các món ăn dành cho người bị viêm loét dạ dày
Có thể nói vấn đề ăn uống chính là tác nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy không ít người băn khoăn bị viêm loét dạ dày nên ăn gì. Một số nguyên tắc cần được đảm bảo khi lên thực đơn cho bệnh nhân bị các vấn đề liên quan tới dạ dày như sau:
Ưu tiên những thực phẩm tốt cho dạ dày:
- Thực phẩm Pectin: xuất hiện nhiều trong dâu tây, ổi, táo, lê,… giúp cân bằng hệ vi sinh và gia tăng lợi khuẩn;
- Thực phẩm Probiotic: được tìm thấy từ sữa chua. Đây là món ăn dồi dào lợi khuẩn rất tốt trong việc ổn định hệ tiêu hóa;
- Rau xanh: rau xanh có nhiều magie và chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả;
- Ngũ cốc: một số loại ngũ cốc như lúa mì, đậu, yến mạch chứa nhiều chất xơ giúp cân bằng lượng axit dư thừa có trong dạ dày;
- Thực phẩm bổ sung vitamin: viêm loét dạ dày nên ăn gì? tất nhiên là không thể thiếu các loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin A, B, C, E như thanh long, khoai tây, khoai lang,… những chất này có công dụng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và tái cấu trúc niêm mạc dạ dày;
- Thực phẩm chống oxy hóa: thường tìm thấy trong đu đủ, nghệ, cà chua, bông cải xanh giúp các vết viêm loét chóng lành.
Tập trung vào những loại thực phẩm tốt cho dạ dày – Chế độ ăn uống
Đó là những thực phẩm có khả năng bảo vệ và làm lành niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, bạn nên đưa vào thực đơn những thực phẩm trung hòa axit dạ dày. Chẳng hạn như:
- Rau xanh: Rau xanh giàu chất xơ và magie. Khi bổ sung rau xanh, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ được cải thiện đáng kể.
- Thực phẩm Probiotic: Chủ yếu là sữa chua. Sữa chua chứa nguồn lợi khuẩn cao để cân bằng đường ruột và ổn định tiêu hóa.
- Thực phẩm Pectin: Được tìm thấy nhiều trong táo, dâu tây, ổi, lê,… nhằm tăng lợi khuẩn, cân bằng vi sinh.
- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc như đậu, lúa mì, yến mạch có hàm lượng chất xơ khá cao. Vì thế chúng có khả năng củng cố đường tiêu hóa đồng thời cân bằng axit dư thừa trong dạ dày.
- Những thực phẩm chống oxy hóa: Bạn có thể tìm thấy trong nghệ, cà chua, đu đủ, bông cảnh xanh,… Chúng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm lành vết loét.
- Những thực phẩm bổ sung vitamin: Trong thực đơn cho người đau dạ dày, bạn cần bổ sung thêm vitamin A, B, C, E,… qua khoai lang, khoai tây, thanh long,… Vitamin có khả năng tái cấu trúc niêm mạc dạ dày cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh.
Cháo gì tốt cho người đau dạ dày – Chế độ ăn uống
Cháo là một thức ăn rất dễ tiêu, chứa nhiều dưỡng chất lại khá đơn giản khi chế biến. Khi bị đau dạ dày, bạn có thể tham khảo những loại cháo sau.
- Cháo bí đỏ đậu xanh có công dụng rất tốt cho người bị đau dạ dày. Đặc biệt phải kể đến khả năng làm lành vết loét, chống nhiễm trùng và cung cấp chất xơ.
- Cháo hạt sen là thức ăn không nên bỏ qua nếu nhắc đến cháo gì tốt cho người đau dạ dày. Cháo hạt sen có khả năng kháng viêm rất mạnh đồng thời hỗ trợ quá trình làm lành vết thương khá nhanh.
- Cháo long nhãn có khả năng điều trị tiêu chảy, hỗ trợ tiêu hóa đồng thời chống suy nhược cơ thể.
- Cháo bắp cải tôm thịt. Những dưỡng chất trong bắp cải có thể giúp vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển mạnh. Nhờ đó có thể giảm các triệu chứng của đau dạ dày.
- Cháo nấm hương có rất nhiều công dụng. Một trong số đó là giảm các triệu chứng của đau dạ dày.
- Cháo gạo cao lương thịt dê. Cao lương và thịt dê chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như protein, omega-3, axit pantothenic,…
- Cháo dạ dày, lá lách heo có thể bồi bổ sức khỏe và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào.
Nguyên tắc cho người bị đau dạ dày – Chế độ ăn uống
Ăn uống đúng giờ
Người bệnh đau dạ dày tuyệt đối không được bỏ bữa, bởi nếu để bụng quá đói sẽ làm gia tăng cơn đau do dạ dày phải co bóp mạnh. Đồng thời cũng tránh ăn quá no khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích và tiết ra nhiều axit gây viêm loét.
Bổ sung các bữa nhỏ trong ngày
Ngoài 3 bữa chính, việc bổ sung bữa phụ giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn nhằm trung hòa axit. Tốt nhất là ăn bữa nhỏ sau bữa chính từ 2 -3 tiếng. Lưu ý, không ăn thêm vào ban đêm.
Tránh các thực phẩm chiên rán
Thức ăn cần được nấu chín, ninh nhừ, nên chế biến luộc, hấp, tránh ăn nhiều các thực phẩm chiên, rán hay xào vì nhiều dầu mỡ làm khó tiêu hóa hơn. Không nên ăn đồ sống, đồ lạnh và sử dụng các chất kích thích để tránh nguy hại cho niêm mạc dạ dày.
Ăn chậm, nhai kỹ
Việc này giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt, làm giảm thời gian lưu trữ thức ăn và bớt gánh nặng cho dạ dày, từ đó giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Chọn thời điểm uống nước
Thời điểm uống nước tốt nhất là vào buổi sáng ngủ dậy và trước bữa ăn khoảng 1h. Bởi uống nước sau bữa ăn sẽ gây loãng dịch vị dạ dày, khiến chứng đau dạ dày càng gia tăng. Đặc biệt người bệnh chú ý không nên ăn cơm chan nước canh, tránh việc nhai không kỹ làm ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn.
Trong trường hợp loét dạ dày chế độ ăn uống nên được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày, chỉ nên ăn sữa. Cứ 1-2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần chỉ khoảng 1/3-1/2 cốc (khoảng 100ml/lần). Tổng năng lượng chỉ cần khoảng 1200 kcal. 2 đến 3 ngày sau dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng thêm năng lượng.
Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau, thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, súp. Mỗi lần 100ml sau đó tăng dần lên, nên ăn 6 bữa/ngày. Sau đó ăn các loại thức ăn như: cơm nếp, bánh mỳ, bánh quy, thịt cá nghiền nát. Khi ăn nên nhai kĩ để đồ ăn thấm nước trước khi nuốt.
Giai đoạn 3: Vẫn tiếp tục ăn 5-6 bữa/ngày; Ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ.
Với mỗi một bệnh nhân, bác sĩ sẽ có thực đơn riêng. Bệnh nhân cần tuân thủ theo chế độ ăn để cải thiện bệnh.
>> Xem thêm:
SẢN PHẨM THẢO DƯỢC DẠ DÀY ANZA
Nguyên liệu chính của Nextbion chủ yếu các thành phần nấm dược liệu, đông trùng hạ thảo, linh chi, bào ngư,sâm, mật nhân, nghệ organic hữu cơ thiên nhiên. Phần lớn các nguyên vật liệu đều được cung ứng bởi các nhà cung cấp trong nước.
Sản phẩm trị các bệnh dạ dày hiệu quả
DƯỢC LIỆU DẠ DÀY ANZA
350,000 ₫300,000 ₫Bài viết liên quan: