Bị HP dạ dày không nên ăn gì và nên ăn gì cho đúng khoa học

Bị HP dạ dày không nên ăn gì và nên ăn gì cho đúng khoa học

Một số thực phẩm có chứa các hoạt chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, nếu được thêm vào chế độ ăn sẽ giúp hỗ trợ điều trị. Điều này giúp bạn nhanh khỏi hơn. Hãy cùng Nextbion tìm hiểu những lưu ý qua bài viết Bị HP dạ dày không nên ăn gì và nên ăn gì cho đúng khoa học dưới đây nhé. 

Mục Lục

Đôi nét về mức độ nguy hiểm của vi khuẩn HP dạ dày

Vi khuẩn HP (có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori) được tìm thấy lần đầu ở trong dạ dày con người vào năm 1982. Vi khuẩn HP chủ yếu sinh sống trong dạ dày. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây các bệnh mạn tính ở dạ dày, có thể dẫn tới viêm loét hoặc ung thư dạ dày. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, vi khuẩn HP cũng có thể gây nhiều biến chứng phức tạp đối với cơ thể con người.

Về đường lây truyền, vi khuẩn HP có thể lây trực tiếp qua tuyến nước bọt như theo đường ăn uống chung với người cùng sinh hoạt trong một môi trường. Ngoài ra, vi khuẩn HP cũng có thể lây nhiễm qua thức ăn, nước uống có chứa vi khuẩn này.

Theo thống kê, ở Việt Nam có tới hơn 80% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP nhưng không có triệu chứng cụ thể. Hầu hết người bệnh chỉ phát hiện bị nhiễm HP khi đã có những biểu hiện rõ ràng của các bệnh viêm cấp tính dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng,…

Đôi nét về mức độ nguy hiểm của vi khuẩn HP dạ dày
Đôi nét về mức độ nguy hiểm của vi khuẩn HP dạ dày

Một số yếu tố dẫn đến việc có vi khuẩn HP

– Vệ sinh không sạch sẽ: Bệnh nhân sinh hoạt tại nơi không đảm bảo vệ sinh, ăn uống thực phẩm bẩn, nguồn nước ô nhiễm, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Hp sinh sống và phát triển.

– Sinh hoạt tại môi trường chật hẹp: Vi khuẩn Hp hay lây lan ở những nơi đông người, chật chội như ký túc xá, nhà nhiều người…

– Sống cùng người nhiễm Hp: Vi khuẩn Hp lây lan trong không khí và giữa người với người. Đó là lý do nếu sống cùng người bị nhiễm Hp thì bạn cũng sẽ bị nhiễm.

– Thăm khám tại nơi có dịch vụ y tế kém chất lượng: Bệnh nhân bị dùng chung các thiết bị y tế như dụng cụ nội soi dạ dày, dụng cụ nha khoa… mà không hề hay biết. Kết quả là bị nhiễm vi khuẩn Hp.

Người nhiễm vi khuẩn H thường có những triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, màu sắc phân thay đổi, mệt mỏi khó chịu… Tuy nhiên để biết chính xác mình có nhiễm vi khuẩn Hp hay không, bạn cần tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm test Hp.

Một số yếu tố dẫn đến việc có vi khuẩn HP
Một số yếu tố dẫn đến việc có vi khuẩn HP

Thực phẩm là khắc tinh của vi khuẩn HP

Rau củ quả

Như súp lơ, bắp cải, táo, quả mâm xôi, dâu tây, ớt chuông, cà rốt, rau lá xanh,…

Các loại hoa quả này có khả năng chống oxy hóa tốt. Giúp bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch chống lại hoạt động của vi khuẩn,. Cũng như phản ứng nhiễm trùng trong cơ thể. Vì thế người bệnh bổ sung những thực phẩm này sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị tiêu diệt vi khuẩn HP, giảm triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa ung thư dạ dày tiến triển.

Ngoài ra bông cải xanh chứa hợp chất sulforaphane được chứng minh có khả năng cản trở hoạt động gây hại của vi khuẩn HP. Vitamin B và canxi đến từ những loại rau quả này cũng vô cùng cần thiết cho bệnh nhân trong điều trị vi khuẩn HP.

Sữa chua và các chế phẩm khác từ sữa giàu men vi sinh

Sữa chua và các sản phẩm lên men từ sữa khác giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, người bệnh có thể ăn ngon miệng hơn và giảm các triệu chứng bệnh lý dạ dày.

Thực phẩm giàu chế phẩm sinh học như: kim chi, dưa cải bắp, rượu Kefir,…

Nhiều người cho rằng thực phẩm lên men như kim chi, dưa muối không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh dạ dày. Vì dễ khiến vết viêm loét nặng hơn. Tuy nhiên nhóm thực phẩm này lại được chứng minh có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn HP và ngăn ngừa tái nhiễm sau điều trị.

Các bệnh nhân viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP đang điều trị bằng kháng sinh. Được xem xét cân nhắc bổ sung men vi sinh hàng ngày để kết hợp tăng hiệu quả điều trị. Đồng thời các tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh kéo dài cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để lựa chọn loại thực phẩm cũng như men vi sinh phù hợp với liệu trình điều trị của bạn.

Dược phẩm thiên nhiên

Nếu bạn đang thắc mắc ăn gì để diệt vi khuẩn HP thì nghệ, mật ong, tỏi,… Là những thực phẩm không thể bỏ qua.

Các dược phẩm thiên nhiên như nghệ, mật ong,… vốn được biết tới. Sử dụng trong điều trị các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả. Với bệnh nhân nhiễm khuẩn HP, nhóm dược phẩm này cũng rất có lợi. Giúp giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa hoạt động của vi khuẩn. 

Dầu Olive chứa các acid béo có thể điều trị nhiễm trùng HP. Có thể bổ sung hàng ngày trong chế độ ăn uống của người bệnh đang thực hiện điều trị hoặc ngăn ngừa tái phát sau điều trị.

Thực phẩm là khắc tinh của vi khuẩn HP
Thực phẩm là khắc tinh của vi khuẩn HP

Người bị vi khuẩn HP không nên ăn gì?

  • Thực phẩm chứa caffeine như cà phê, sô cô la và trà đen do dễ gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày, làm dạ dày có cảm giác nóng rát, khó chịu, đặc biệt là nếu bạn đang bị nhiễm khuẩn HP.
  • Thức ăn mặn do muối có thể làm thay đổi tính chất của lớp màng nhầy bảo vệ, khiến vi khuẩn HP dễ dàng xâm nhập vào lớp niêm mạc trong dạ dày.
  • Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia có thể nguy hại trực tiếp đến dạ dày, khiến các vết loét dạ dày lan rộng và làm tăng nguy cơ diễn tiến thành ung thư.
  • Các loại trái cây chứa nhiều axit như chanh, cam, dứa… Do sẽ làm tăng axit trong dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ viêm loét
  • Thực phẩm cay nóng có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày. Làm suy yếu khả năng tiêu hóa, tăng tiết axit dịch vị. Từ đó có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc bị HP dạ dày kiêng ăn gì là cần tránh các thực phẩm có tính cay nóng bạn nhé!
  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ do khó tiêu hóa. Khiến dạ dày phải làm việc hết công sức. Dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục niêm mạc.
  • Thịt chế biến và thực phẩm đóng hộp do chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia hóa học có thể gây kích ứng dạ dày, ruột và làm tăng tình trạng viêm nhiễm.
Người bị vi khuẩn HP không nên ăn gì?
Người bị vi khuẩn HP không nên ăn gì?

Nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

Khi xây dựng chế độ ăn hàng ngày cho người bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày cần tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây:

  • Ưu tiên các thực phẩm có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và trung hòa axit tự nhiên.
  • Tránh ăn các thực phẩm gây kích thích hoặc làm tăng tiết axit dịch vị dạ dày
  • Bữa ăn cần có sự cân bằng giữa các nhóm chất, không kiêng khem quá mức
  • Chia các bữa ăn trong ngày làm nhiều bữa nhỏ
  • Không ăn quá nhiều trong một bữa hoặc để bị đói
  • Ăn đúng giờ
  • Các bữa ăn nên được duy trì vào đúng một khung giờ ở tất cả các ngày
  • Uống nhiều nước
Nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP
Nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

Lưu ý trong chế độ ăn uống đối với người bị nhiễm vi khuẩn Hp

  • Nên ưu tiên các loại thực phẩm có tính tiêu viêm, kháng khuẩn, giúp trung hòa acid dạ dày.
  • Hạn chế các loại thực phẩm gây kích thích dạ dày, làm tăng acid dịch vị dạ dày.
  • Nên xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, không kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất.
  • Không nên ăn quá no hay để quá đói, nên chia thành nhiều bữa trong ngày.
  • Ăn uống đúng giờ, không ăn quá no hoặc quá khuya.
  • Nên uống nhiều nước, mỗi ngày trung bình. Nên uống ít nhất là 2 lít nước để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Ăn chín, uống sôi, không ăn đồ ăn không rõ nguồn gốc, không hợp vệ sinh. Để tránh bị lây nhiễm Hp từ môi trường.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ, tham khảo ý kiến chuyên khoa khi cần điều trị bệnh.
  • Ưu tiên ăn các món đơn giản, mềm hoặc loãng, dễ dàng tiêu hóa như cháo, súp,…
  • Hạn chế ăn các món ăn sống, cứng, nhiều dầu mỡ,…
  • Nên ăn đúng bữa, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ.
  • Sau khi ăn nên nghỉ ngơi 15 – 30 phút, không vận động mạnh, sau khi ăn không nên nằm ngay.
  • Nên có thời nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt, làm việc hợp lý.
  • Khi đang điều trị bệnh dạ dày Hp bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ hay thay đổi liệu trình điều trị.
Lưu ý trong chế độ ăn uống đối với người bị nhiễm vi khuẩn Hp
Lưu ý trong chế độ ăn uống đối với người bị nhiễm vi khuẩn Hp

Chế độ ăn uống khoa học có giúp điều trị viêm dạ dày HP không?

Một số loại thực phẩm và thói quen ăn uống nhất định có thể làm tăng nguy cơ bị loét dạ dày do HP. Do đó xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần rất lớn vào thành công của việc điều trị.

Viêm dạ dày là tình trạng liên quan đến viêm niêm mạc dạ dày. Vì lý do này, một chế độ ăn uống có nhiều chất chống viêm có thể. Mang lại lợi ích cho người bị viêm dạ dày HP dương tính. Không có chế độ ăn uống chống viêm nào là nhất định. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại trái cây tươi, rau và các loại thực phẩm thực vật khác đều là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Chúng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và bệnh tật. Bằng cách giảm mức độ của các hợp chất không ổn định được gọi là các gốc tự do trong cơ thể.

Ngoài ra, những thực phẩm này đều giàu chất xơ. Qua đó có thể làm giảm lượng tiết acid trong dạ dày, ngừa loét dạ dày hiệu quả. Đồng thời giảm đầy hơi và giảm đau. Do đó, bệnh nhân viêm dạ dày HP có thể bổ sung vào thực đơn của mình nhiều loại rau xanh và trái cây để giúp ích cho việc điều trị.

Chế độ ăn uống khoa học có giúp điều trị viêm dạ dày HP không?
Chế độ ăn uống khoa học có giúp điều trị viêm dạ dày HP không?

>> Xem thêm: 

Rate this post
logo-nexbion

SẢN PHẨM THẢO DƯỢC DẠ DÀY ANZA

Nguyên liệu chính của Nextbion chủ yếu các thành phần nấm dược liệu, đông trùng hạ thảo, linh chi, bào ngư,sâm, mật nhân, nghệ organic hữu cơ thiên nhiên. Phần lớn các nguyên vật liệu đều được cung ứng bởi các nhà cung cấp trong nước.

Sản phẩm trị các bệnh dạ dày hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *