Bệnh dạ dày tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh nhưng gây ra rất nhiều khó chịu trong hoạt động sống và công việc. Do đó mà omeprazol DHG ra đời nhằm giải quyết các vấn đề này. Dưới đây Nextbion sẽ cùng bạn tìm hiểu thông tin qua bài viết Thuốc dạ dày Omeprazol điều trị đau dạ dày và những lưu ý này nhé.
Mục Lục
Thuốc Omeprazol 20mg trị bệnh gì?
Omeprazol TVP 20mg là thuốc gì? Thuốc có thành phần hoạt chất là omeprazol 20mg. Omeprazol có khả năng ức chế sự bài tiết acid của dạ dày. Uống 1 liều duy nhất 20mg thuốc Omeprazole hằng ngày sẽ tạo sự ức chế tiết acid dạ dày. Ở người bệnh loét dạ dày, có thể duy trì giảm 80% acid dịch vị dạ dày trong 24 giờ. Ngoài ra, Omeprazol còn có khả năng kìm hãm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) ở bệnh nhân loét tá tràng hoặc viêm thực quản trào ngược do HP. Phối hợp Omeprazol với một số loại thuốc kháng khuẩn có thể tiêu diệt HP, làm liền ổ loét, giúp bệnh thuyên giảm.
Chỉ định sử dụng thuốc Omeprazol trong các trường hợp sau:
- Ở người trưởng thành: Điều trị loét tá tràng, viêm loét dạ dày; ngăn ngừa loét dạ dày, tá tràng; điều trị trào ngược dạ dày – thực quản; kết hợp với kháng sinh điều trị loét dạ dày, tá tràng do HP; điều trị hội chứng Zollinger-Ellison;
- Ở trẻ em trên 1 tuổi và trên 10kg: Điều trị trào ngược thực quản, ợ nóng, trào ngược acid trong bệnh dạ dày – thực quản;
- Ở trẻ em từ 4 tuổi trở lên: Kết hợp với kháng sinh thích hợp để điều trị loét dạ dày, tá tràng do HP.
Cách sử dụng thuốc OMEPRAZOL
Chỉ định:
– Viêm loét dạ dày lành tính.
– Loét tá tràng.
– Trào ngược dạ dày, thực quản.
– Hội chứng Zollinger – Ellison.
Liều dùng:
Điều trị loét dạ dày: Uống 1 lần 1 viên / ngày (trường hợp nặng có thể dùng 2 viên) trong 4 đến 8 tuần.
Điều trị loét tá tràng: Uống 1 lần 1 viên/ ngày (trường hợp nặng có thể dùng 2 viên) trong 4 tuần.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản: Uống 1 lần/ 1 đến 2 viên 1 ngày, dùng trong 4 đến 8 tuần.
Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: Liều khởi đầu 3 viên/ ngày, uống 1 lần duy nhất, sau đó điều chỉnh theo tình trạng lâm sàng. Với liều trên 4 viên / ngày phải chia làm 2 lần mỗi ngày. Không được dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ.
Thuốc uống cả viên không được nhai hay nghiền thuốc.
Tác dụng của thuốc
Omeprazol DHG làm giảm tiết dịch vị dạ dày, vì thế nó có tác dụng điều trị các bệnh dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung như loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, triệu chứng của hội chứng Zollinger Ellison, vi khuẩn HP, viêm loét dạ dày, viêm thực quản do trào ngược dạ dày,… Riêng đối với việc sử dụng thuốc để điều trị viêm loét do vi khuẩn HP gây ra thì cần kết hợp với kháng sinh, do đó trong trường hợp này cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ để thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị.
Omeprazol ức chế tiết acid dạ dày, do ức chế có hồi phục bơm proton ở các tế bào viền dạ dày, tác dụng nhanh, kéo dài mà có thể hồi phục. Nó không tác động lên receptor acetylcholin hay thụ thể histamin. Thuốc tác dụng tối đa sau khi sử dụng bốn ngày.
Bạn nên dùng thuốc Omeprazol 20mg như thế nào?
Bạn nên uống thuốc dạ dày Omeprazol 20mg vào buổi sáng sáng. Hãy nuốt cả viên với một cốc nước đầy, không tách, nhai hoặc nghiền nát viên. Nếu bệnh nhân khó nuốt có thể uống hoặc nuốt viên thuốc với thức ăn lỏng. Bệnh nhân cũng có thể mở viên nang và phân tán các vi hạt bên trong với nửa ly nước hoặc trộn với chất lỏng có tính axit nhẹ như nước trái cây; sau đó khuấy đều và uống ngay lập tức (hoặc trong vòng 30 phút), khuấy đều trước khi uống và tráng sạch lại bằng nửa ly nước.
Bạn chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Thời gian trị liệu bằng thuốc Omeprazol 20mg phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bạn nên dùng thuốc đúng theo liều lượng chỉ định. Không nên dùng thuốc kéo dài hoặc ngưng sử dụng đột ngột.
Tương tác thuốc Omeprazol 20mg
- Thuốc không có tác dụng trên lâm sàng khi dùng cùng thức ăn, rượu, cafein, lidocaine, amoxicillin, bacampicillin, quinidin hoặc theophylin. Thuốc không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời metoclopramid;
- Thuốc Omeprazol có thể dẫn đến tăng nồng độ ciclosporin trong máu;
- Thuốc Omeprazol có thể làm tăng tác dụng của kháng sinh khi tiêu diệt HP;
- Thuốc Omeprazol ức chế chuyển hóa các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzyme cytochrome P450 của gan, có thể làm tăng nồng độ phenytoin, diazepam và warfarin trong máu. Với liều 40mg/ngày, Omeprazol có thể ức chế chuyển hóa của phenytoin, làm tăng nồng độ phenytoin trong máu. Còn với liều Omeprazol 20mg/ngày thì tương tác yếu hơn;
- Thuốc Omeprazol ức chế chuyển hóa của warfarin nhưng ít làm thay đổi thời gian chảy máu;
- Thuốc Omeprazol làm tăng khả năng chống đông máu của dicoumarol;
- Thuốc Omeprazol giảm ít nhất 20% chuyển hóa của nifedipin, có thể làm tăng tác dụng của nifedipin;
- Clarithromycin ức chế chuyển hóa thuốc Omeprazol, làm nồng độ Omeprazol tăng cao gấp đôi;
- Thuốc Omeprazol làm giảm acid của dạ dày, gây tăng hoặc giảm hấp thu các thuốc phụ thuộc vào pH dạ dày;
- Sử dụng đồng thời thuốc Omeprazol với atazanavir làm giảm nồng độ của atazanavir trong huyết tương;
- Tương tác giữa thuốc Omeprazol với clopidogrel làm giảm tiếp xúc với các chất chuyển hóa có hoạt tính;
- Sử dụng chung thuốc Omeprazol với tacrolimus có thể làm tăng nồng độ tacrolimus trong huyết thanh;
- Thuốc Omeprazol có thể làm giảm hấp thu vitamin B12 nếu điều trị lâu dài;
- Dùng đồng thời Omeprazol với erlotinib, posaconazole, ketoconazole và itraconazole sẽ làm giảm tác dụng các thuốc này;
- Dùng methotrexate cùng các thuốc ức chế bơm proton sẽ làm tăng nồng độ methotrexate ở một số bệnh nhân.
Tác dụng phụ của thuốc dạ dày Omeprazol
Các tác dụng không mong muốn của omeprazol tương đối ít gặp, thường lành tính và có hồi phục.
Các tác dụng có thể thường gặp:
- Toàn thân: nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.
- Tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, trướng bụng.
Ít gặp:
- Thần kinh: Mất ngủ, rối loạn cảm giác, mệt mỏi.
- Da: Mày đay, ngứa, nổi ban.
- Gan: Tăng transaminase nhất thời.
Hướng dẫn cách xử trí tác dụng phụ: Bạn phải ngừng thuốc khi có biểu hiện tác dụng không mong muốn nặng. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
>> Xem thêm:
SẢN PHẨM THẢO DƯỢC DẠ DÀY ANZA
Nguyên liệu chính của Nextbion chủ yếu các thành phần nấm dược liệu, đông trùng hạ thảo, linh chi, bào ngư,sâm, mật nhân, nghệ organic hữu cơ thiên nhiên. Phần lớn các nguyên vật liệu đều được cung ứng bởi các nhà cung cấp trong nước.
Sản phẩm trị các bệnh dạ dày hiệu quả
DƯỢC LIỆU DẠ DÀY ANZA
350,000 ₫300,000 ₫Bài viết liên quan: