Bệnh dạ dày có lây không ? Những điều cần chú ý khi tiếp xúc

Bệnh dạ dày có lây không ? Những điều cần chú ý khi tiếp xúc

Bệnh dạ dày ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống hàng ngày. Vì vậy, bệnh dạ dày có lây không? Bệnh dạ dày lây qua đường nào là thắc mắc chung của nhiều người. Nhất là trong gia đình khi có nhiều người cùng chung sống, sinh hoạt hàng ngày, nỗi lo ấy càng lớn hơn. Hãy cùng Nextbion tìm hiểu những thông tin chính xác nhất qua bài viết Bệnh dạ dày có lây không ? Những điều cần chú ý khi tiếp xúc này nhé. 

Mục Lục

Đau dạ dày – bệnh lý tiêu hóa phổ biến

Đau dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa rất thường gặp do nhiều nguyên nhân với các mức độ khác nhau, số người mắc bệnh ở Việt Nam là rất lớn. Ở người bị đau dạ dày, khi xét nghiệm hình ảnh sẽ thấy lớp niêm mạc dạ dày có vai trò bảo vệ cơ dạ dày bị tổn thương. Tình trạng tổn thương sẽ quyết định thời gian và mức độ cơn đau.

Song đặc điểm chung của đau dạ dày là gây ra những cơn đau khó chịu, âm ỉ kéo dài rất khó khắc phục triệt để. Nguyên nhân do lớp niêm mạc dạ dày có dịch nhờn bảo vệ. Bởi luôn tiếp xúc với dịch vị dạ dày có độ acid cao, khả năng ăn mòn nhanh chóng. Dù tổn thương niêm mạc dạ dày nhỏ nhưng nếu không được kiêng hợp lý. Tổn thương này không những lâu phục hồi mà còn lan rộng, viêm loét do acid dịch vị dạ dày tác động.

Ngoài đau dạ dày khó chịu, căn bệnh này còn gây nhiều triệu chứng khác như: ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, căng thẳng, xuất huyết tiêu hóa,…

Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị đau dạ dày, kể cả trẻ nhỏ, người trưởng thành hay người già. Trẻ nhỏ bị đau dạ dày chủ yếu do nhiễm khuẩn đường ruột hoặc chế độ ăn uống không phù hợp. Nguyên nhân gây đau dạ dày ở người lớn thường phức tạp hơn.

Đau dạ dày - bệnh lý tiêu hóa phổ biến
Đau dạ dày – bệnh lý tiêu hóa phổ biến

Triệu chứng viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày không khó nhận biết vì chúng có triệu chứng khá rõ ràng như:

– Đau bụng khó chịu: Người bệnh xuất hiện những cơn đau tức vùng bụng trên, đôi khi lan cả ra sau lưng. Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên.

– Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị do axit trong dạ dày tăng bất thường.

– Buồn nôn: Viêm loét dạ dày làm mất cân bằng tiêu hóa gây nên triệu chứng buồn nôn.

– Giảm cân đột ngột: Khi dạ dày hay tá tràng bị viêm loét, ngăn chặn khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Khiến cân nặng của người bệnh giảm đột ngột.

– Ăn không ngon: Đau sau khi ăn cũng là triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày. Điều này khiến người bệnh mất cảm giác ngon miệng, ăn không ngon.

– Xuất huyết dạ dày: Nôn ra máu kèm theo cảm giác nóng rát, cồn cào cũng là biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng. Khi xuất hiện dấu hiệu này, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa để điều trị càng sớm càng tốt.

– Đi ngoài ra phân đen: Viêm loét khiến quá trình tiêu hóa không còn khả năng hoạt động bình thường dẫn đến chứng đi ngoài ra phân đen.

Triệu chứng viêm loét dạ dày
Triệu chứng viêm loét dạ dày

Đau dạ dày có lây không?

Đau dạ dày có lây không còn tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể và nguyên nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia tiêu hóa, đau dạ dày không phải là một bệnh lý mà là cụm từ dùng để chỉ một nhóm bệnh liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, viêm dạ dày ruột,…

Đau dạ dày có thể lây từ người này qua người khác với những bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Cụ thể là viêm dạ dày ruột, viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP.

Đau dạ dày có lây không?
Đau dạ dày có lây không?

Viêm loét dạ dày, tá tràng có lây không và lây qua đường nào?

Nếu người bị viêm loét dạ dày tá tràng do bị nhiễm khuẩn HP thì hoàn toàn có thể lây truyền loại vi khuẩn này cho người thân hoặc những người xung quanh. Những người bị lây nhiễm HP từ người bệnh cũng sẽ có khả năng cao bị viêm loét dạ dày, tá tràng (do vi khuẩn HP gây ra). 

Vi khuẩn HP lây truyền từ người này qua người khác qua các con đường:

  • Miệng – miệng: Vi khuẩn Hp được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh. Do đó chúng có thể lây từ người này qua người khác khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, răng miệng, dùng chung bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con…
  • Phân – miệng: vi khuẩn Hp có trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian, côn trùng như ruồi, gián, chuột.. nếu không đậy kỹ thức ăn.
  • Dạ dày – Dạ dày: Đây là đường lây nhiễm này rất quan trọng. Bởi nó lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày các bệnh nhân có vi khuẩn HP. Nếu vệ sinh dây soi không đạt chuẩn, vi khuẩn HP có thể lây sang người không nhiễm HP.
Viêm loét dạ dày, tá tràng có lây không và lây qua đường nào?
Viêm loét dạ dày, tá tràng có lây không và lây qua đường nào?

Bị lây nhiễm viêm loét dạ dày nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là trường hợp không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.

Vi khuẩn Hp có thể gây ra nhiều loại bệnh lý mãn tính ở dạ dày. Cùng với đó, các nhà khoa học cũng đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng. Những người bị viêm loét dạ dày có nguy cơ cao phát triển thành bệnh ung thư.

Cụ thể, tỷ lệ những người bị dạ dày do khuẩn HP gây ra như sau:

  • Có khoảng 90% người bị bệnh viêm dạ dày có kết quả dương tính với vi khuẩn Hp
  • 75 – 85% người viêm loét dạ dày – tá tràng có vi khuẩn Hp trong dịch vị
  • 80 – 95% các ca thủng dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra
Bị lây nhiễm viêm loét dạ dày nguy hiểm như thế nào?
Bị lây nhiễm viêm loét dạ dày nguy hiểm như thế nào?

Những biện pháp phòng ngừa lây vi khuẩn HP

– Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bệnh đau dạ dày thì nên đi khám ngay ở những cơ sở y tế uy tín. Để điều trị dứt điểm sớm nhất có thể, đây là biện pháp hiệu quả nhất để cắt đứt nguồn lây bệnh.

– Sử dụng riêng những vật dụng cá nhân, bát đũa, muỗng thìa, cốc chén,…Với người bệnh cho đến khi được điều trị dứt điểm. Tốt nhất có một khẩu phần ăn riêng đối với người bệnh đau dạ dày để hạn chế tối đa việc tiếp xúc.

– Không nên nhai mớm cơm cho con trẻ nếu bản thân đang bị đau dạ dày để tránh lây nhiễm.

– Rửa tay sạch sẽ sau khi ăn và đi vệ sinh.

– Bảo quản thức ăn cẩn thận để tránh nguy cơ lây nhiễm từ những nguồn trung gian.

Những biện pháp phòng ngừa lây vi khuẩn HP
Những biện pháp phòng ngừa lây vi khuẩn HP

>> Xem thêm: 

Rate this post
logo-nexbion

SẢN PHẨM THẢO DƯỢC DẠ DÀY ANZA

Nguyên liệu chính của Nextbion chủ yếu các thành phần nấm dược liệu, đông trùng hạ thảo, linh chi, bào ngư,sâm, mật nhân, nghệ organic hữu cơ thiên nhiên. Phần lớn các nguyên vật liệu đều được cung ứng bởi các nhà cung cấp trong nước.

Sản phẩm trị các bệnh dạ dày hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *